Sự ra đời
Cùng nhớ lại năm 1996 gameshow SV 96 do MC Lại Văn Sâm dẫn dắt đã ra đời, tạo nên 1 cú hích thực sự trên truyền hình Việt Nam đang thiếu những chương trình giải trí lớn. Thời ấy, cổ động viên đến trường quay cổ động đông đến nỗi số lượng ghế không thể đủ, truyền hình Việt Nam đã phải bố trí màn hình TV 300 inches đặt ngoài sân Hàng Đẫy để phục vụ khán giả giống như các trận bóng lớn bây giờ. Tiếp theo sự thành công đó các gameshow như Đường lên đỉnh Olympia, Chiếc nón kỳ diệu, Ở nhà chủ nhật, Ai là triệu phú lần lượt ra đời và đánh dấu cho1 thời kì hoàng kim của truyền hình Việt Nam, thời mà cứ đến giờ phát sóng hàng triệu người lại đổ dồn mắt về các chương trình truyền hình trên TiviĐến năm 2006 sự ra đời của chương trình truyền hình thực tế đầu tiên Phụ nữ thế kỷ 21 dẫu vẫn còn mơ hồ nhưng đã có 1 sự biến chuyển mạnh trên truyền hình và đã mang đến sự mới mẻ cho người xem. Đến nay có vài chục chương trình truyền hình thực tế được phát sóng trên truyền hình vào các khung giờ vàng của các nhà đài, có thể thấy sự "thống trị" của truyền hình thực tế: Thứ sáu là Cuộc đua kỳ thú, Thứ bảy có Thử thách cùng bước nhảy (HTV) và The Voice Kids (VTV), chủ nhật là The Voice, Đồ Rê Mí…
Cũng có khá nhiều lý do để nói về sự bại trận này của các gameshow
-Điểm yếu đầu tiên là thiếu tính tương tác, sự kịch tính hấp dẫn đến từ người tham gia : người chơi các gameshow thường thụ động trong 1 kịch bản có trước và quen thuộc mà khán giả ai cũng thuộc lòngBên cạnh những điểm yếu ai cũng nhận ra như thiếu kịch tính, thiếu tính tương tác... khán giả khi xem cũng thụ động theo những hành động đó, không còn sự háo hức mới lạ khi theo dõi chương trìn
-Tiếp theo là có những lý do rất khách quan mà người trong cuộc mới có thể nắm được ví như vòng đời của 1 game show : thông thường 1 game show ở nước ngoài chỉ có vòng đời khoảng 3 năm, nhưng ở Việt Nam con số đó đã gấp lên nhiều lần đơn cử là chương trình Ở nhà chủ nhật có tuổi đời chín năm, Hành trình văn hóa, Vườn cổ tích cũng trụ sóng đến bảy - tám năm... Đến tận bây giờ, nhiều gameshow thuộc hàng "kỳ cựu" như Chiếc nón kỳ diệu vẫn tiếp tục lên sóng sau 11 năm ra mắt. Những thay đổi nội dung, format của gameshow này cũng không tạo sự mới lạ cho chương trình, tình trạng bình cũ rượu mới làm ít nhiều mất dần độ thú vị khi người xem theo dõi
Sự lấn án của các chương trình truyền hình
Hiện tại, đi đầu trong lĩnh vực chương trình truyền hình là Cát Tiên Sa với những show phát sóng vào giờ vàng trên VTV3 vào tối thứ bảy, chủ nhật. Tối thứ sáu là giờ của BHD. Ngay cả một "ông lớn" trong ngành truyền thông là Đông Tây cũng không "chen chân" vào được, đành tìm đến một thị trường nhỏ hơn là HTV7 với các chương trình Tôi là người chiến thắng, Thử thách cùng bước nhảy... Bán đi "giờ vàng", các gameshow của nhà đài đã hoàn toàn "trắng tay" ngay trên sân nhà. Chương trình nội phần lớn đều bị đẩy về các khung giờ rating thấp, một số chuyển sang VTV6, VTV9... không được khán giả quan tâm nhiều. Báo chí cũng sẽ không hào hứng khai thác khi sức hút với người xem không lớn.Hệ quả của việc đó là gameshow khó có khả năng cạnh tranh về hiệu ứng truyền thông và độ phủ sóng trên truyền hình. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và các bài học xương máu đó các đài truyền hình lớn đã đầu tư nhiều hơn vào các chương trình, tập trung vào nội dung và theo sát thị hiếu của người dùng để đưa ra những sản phẩm thú vị mới, tạo sức cuốn hút cao.
Các gameshow bây giờ có format mở, tức là phụ thuộc nhiều vào trạng thái của nhân vật tham gia chương trình để diễn theo nội dung, điều này làm cho kịch bản và kho nội dung có phần phức tạp gây khó khăn cho đội ngũ BTV hơn nhưng cũng tăng sự lôi cuốn đối với người xem.Các nhà đài càng ngày càng bỏ nhiều thời gian, công sức, tiền bạc hơn vào các chương trình để lấy lại thị phần đang đánh mất của mình.
Các bác rảnh có thể ra chỗ em Tầng 3, 168 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam để chơi game show thực tế Escape game
Trả lờiXóa